Những thói quen khi ngủ tốt và không tốt tới sức khỏe bạn nên biết
/ 392 Lượt xemGiấc ngủ là thời gian để cho các cơ quan tiến hành trao đổi chất. Vì vậy, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của cơ thể. Để có một giấc ngủ tuyệt vời, bạn cần có thói quen ngủ tốt. Thói quen ngủ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ và sức khỏe nên rất được mọi người quan tâm. Vậy đâu là những thói quen khi ngủ tốt và không tốt tới sức khỏe. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
1. 8 thói quen khi ngủ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc khôi phục sức khỏe cơ thể và duy trì vẻ đẹp của làn da. Tuy nhiên, nếu bạn có một trong 8 thói quen khi ngủ dưới đây, hãy từ bỏ ngay nếu không muốn cả sức khỏe và làn da của mình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.1 Ngủ tư thế mặt đối mặt
Ngủ đối mặt là tư thế ngủ yêu thích của khá nhiều người, nhất là giữa bố mẹ và con cái hay các cặp vợ chồng. Tuy nhiên, tư thế ngủ này lại được xem là tư thế ngủ “mất vệ sinh”. Bởi nó sẽ khiến cả hai người vô tình hít phải khí cacbonic do người kia thở ra.
Khi ngủ đối mặt, não sẽ bị thiếu oxy dẫn tới việc ngủ không sâu giấc, ngủ dễ bị giật mình. Thêm nữa, cơ thể sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi và đau đầu khi ngủ dậy.
Chính vì vậy, để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe, hãy lựa chọn cho mình một “thế giới riêng” khi ngủ hoặc nếu có ngủ chung, hãy quay về hai hướng khác nhau.
1.2 Trang điểm khi đi ngủ
Thói quen lười tẩy trang trước khi đi ngủ của nhiều chị em phụ nữ được xem là gây hại rất lớn cho làn da. Bởi lớp trang điểm không được làm sạch, bám dính lên da có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông, rối loạn bài tiết tuyến mồ hôi và gây hình thành mụn, làm hỏng khuôn mặt.
Do vậy, rửa mặt trước khi ngủ không chỉ đơn giản là loại bỏ các cặn bẩn của lớp trang điểm còn sót lại trên da mà còn giúp làm đẹp da và nâng cao chất lượng giấc ngủ.
1.3 Mặc áo ngực khi ngủ
Một cuộc khảo sát trên 5000 phụ nữ được thực hiện bởi một bệnh viện ở Mỹ đã cho thấy, phụ nữ mặc áo ngực khi đi ngủ sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn gấp 2,1 lần so với những người không mặc.
Nguyên nhân là do việc nén ngực trong thời gian dài, gây tắc nghẽn dẫn lưu bạch huyết và tích tụ các chất có hại trong ngực.
1.4 Ngủ trong phòng quá nóng
Ngủ trong phòng có nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến rối loạn chu trình trao đổi chất trong cơ thể. Trên thực tế, khí nóng khi hít vào cơ thể sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi. Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh, đặc biệt là bệnh cảm cúm.
Ngoài ra, đối với những người già mắc bệnh tim mạch, nhiệt độ phòng ngủ quá cao có thể gây mất ngủ, tức ngực, khó thở. Phòng ngủ ở nhiệt độ 20 độ C, độ ẩm 60% sẽ là môi trường hoàn hảo cho giấc ngủ của bạn.
1.5 Dùng tay thay gối khi ngủ
Nếu có thói quen khi ngủ dùng tay thay gối, bạn hãy từ bỏ ngay nếu không muốn chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, hạn chế máu lưu thông lên não bộ thậm chí còn gặp phải các vấn đề về tiêu hóa.
Bởi thói quen này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, có thể dẫn đến phát sinh các cơn đau tê ở bả vai. Hay thậm chí là tạo áp lực lên ổ bụng, gây ra tình trạng trào ngược thực quản.
1.6 Ngủ há miệng, thở bằng miệng
Theo các bác sĩ, thở bằng mũi khi ngủ là tư thế thở đúng nhất, giúp tạo áp lực phản hồi lên phổi để phổi có nhiều thời gian hấp thu oxy và cân bằng pH máu.
Đồng thời để các xoang và hốc mũi có thể lọc bỏ các vi khuẩn, vi rút và làm ấm không khí trước khi đi vào trong cơ thể.
Tuy nhiên, trái với tư thế thở bằng mũi, thói quen khi ngủ há miệng, thở bằng miệng có thể dẫn tới một số thay đổi trên khuôn mặt như hàm dưới giữ ở tư thế mở, môi trên bị kéo lên cao, lưỡi hạ thấp xuống miệng và bị đẩy ra phía trước.
Không chỉ vậy, khi thở bằng miệng lượng oxy hấp thụ vào sẽ kém hơn so với thở bằng mũi. Vì vậy, nếu có thói quen này bạn nên thay đổi ngay nhé.
1.7 Trùm chăn kín đầu khi ngủ
Trùm chăn kín đầu có thể mang lại cho bạn cảm giác ấm áp khi ngủ vào mùa đông. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, ngay cả một người khỏe mạnh trong một đêm thông qua việc ho và thở cũng có thể đào thải hàng chục tỷ vi rút và vi khuẩn.
Do vậy, nếu ngủ trùm kín đầu, bạn sẽ rất dễ khiến bạn bị nhiễm vi khuẩn và các chất độc hại gây bệnh, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp và các bệnh về da.
Ngoài ra, cũng theo y học Trung Quốc, giữ đầu mát là điều rất tốt để cải thiện giấc ngủ. Ngược lại, giữ đầu nóng sẽ làm giảm oxy, gây nhức đầu, buồn nôn và chóng mặt vào ngày hôm sau.
1.8 Xem điện thoại trước khi ngủ
Kết quả của một nghiên cứu được tiến hành năm 2008 cho thấy, những người sử dụng và tiếp xúc với bức xạ điện thoại trước khi ngủ khoảng 3 tiếng sẽ rất dễ bị mất ngủ do ảnh hưởng từ ánh sáng xanh và sóng điện thoại gây hưng phấn thần kinh giao cảm, dẫn đến phá hủy chất lượng giấc ngủ.
Thêm nữa, nếu sử dụng điện thoại trước khi ngủ, làn da sẽ bị mất đi một lượng lớn độ ẩm do tác động từ tia bức xạ. Lâu dần có thể dẫn đến các vấn đề về da như tiết dầu, tích tụ sắc tố và mụn trứng cá.
2. Thói quen trước khi ngủ tốt cho sức khỏe
Một số thói quen ngủ tốt cho sức khỏe bạn cần ghi nhớ và bỏ túi ngay cho mình đó là:
2.1 Đi bộ nhẹ nhàng khoảng 1 tiếng trước khi ngủ
Thay vì tập thể dục quá sức trước khi ngủ có thể kích thích các dây các dây thần kinh vận động hưng phấn và làm giảm chất lượng giấc ngủ, bạn có thể lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng khoảng 1 tiếng trước khi ngủ để giúp cải thiện sức khỏe. Chẳng hạn như đi bộ.
Đi bộ là phương pháp nâng cao sức khỏe tối ưu, có cường độ vận động không lớn, vừa có thể giúp thư giãn đầu óc, loại bỏ mệt mỏi, vừa hỗ trợ tăng cường miễn dịch cơ thể. Phù hợp với cả người trẻ tuổi và người cao tuổi, giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ rất tốt.
2.2 Hạn chế việc ăn quá no
Không nên ăn quá no vào buổi tối bởi điều này sẽ khiến dạ dày bị căng phồng, dịch tiêu hoá tiết ra không đủ, không thể tiêu hóa hết thức ăn.
Từ đó khiến cho một phần thức ăn bị bài tiết ra bên ngoài, một phần còn sót lại trong đại tràng có thể lên men, sinh ra các chất độc hại, gây trở ngại việc tiêu hoá và khó ngủ.
Hay thậm chí là tăng khả năng ung thư. Vì vậy, nếu muốn duy trì sức khỏe khỏe mạnh, bữa tối bạn chỉ nên ăn no 7 phần, tuyệt đối không ăn quá no trước khi đi ngủ.
2.3 Tránh xem điện thoại trước khi ngủ
Sự phát triển của công nghệ điện tử đã khiến nhiều người hình thành thói quen sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ, vô tình dẫn đến thức khuya và khó ngủ.
Cơ thể không được ngủ đủ giấc, không được nghỉ ngơi, tổn thương thị lực, lâu dài có thể ảnh hưởng đến gan và làm cho gan bị tổn thương.
Theo nhiều khuyến cáo, nên đi ngủ trước 11 giờ và thức dậy vào khoảng 6 – 7 giờ sáng hôm sau với tổng thời gian ngủ là khoảng 8 tiếng sẽ là giải pháp tốt nhất giúp nâng cao tuổi thọ và nâng cao sức khỏe.
2.4 Uống một chút nước ấm
Uống một chút nước ấm sẽ giúp cung cấp đủ nước cho cơ thể duy trì hoạt động sửa chữa và chuyển hóa trong lúc ngủ. Đây là điều vô cùng cần thiết với những người bệnh máu đặc, bệnh mạch máu não hay tim mạch.
Còn đối với người khỏe mạnh, uống nước ấm là cách tốt nhất giúp bổ sung nước, tránh mất nhiều nước trong khi ngủ, từ đó giúp các cơ quan có thể hoạt động trơn tru và khỏe mạnh.
Lưu ý: bạn không phải uống quá nhiều nước, chỉ khoảng 100ml là đủ, tốt nhất là uống nước ấm để giúp cơ thể dễ hấp thụ và giúp bổ sung đủ độ ẩm cho tế bào.
Trên đây là những thông tin chia sẻ về thói quen khi ngủ tốt và không tốt với sức khỏe nhất định bạn phải biết. Hy vọng qua những thông tin này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh thói quen ngủ để cải thiện tốt nhất sức khỏe. Nếu còn có băn khoăn, thắc mắc nào khác, vui lòng liên hệ tới hotline 1800 1051 để được hỗ trợ giải đáp nhanh chóng.
Thẻ:thói quen khi ngủ